Không những chứa lượng lớn tinh bột, vitamin và khoáng chất. Khoai lang chứa các hoạt chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại tác hại các bệnh mãn tính. Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Một số chất xơ hòa tan lên men bởi vi khuẩn trong đường ruột và hình thành nên hợp chất axit béo chuỗi ngắn cung cấp khả năng hoạt động mạnh mẽ cho lớp niêm mạc ruột giữ cho chúng khỏe mạnh. Việc ăn giàu chất xơ với hàm lượng từ 20-33 gam hàng ngày làm giảm nguy cơ ung thu ruột kết, giúp dễ dàng thải độc và vệ sinh đều đặn hơn. Còn rất nhiều lợi ích khác mà khoai lang có thể mang lại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoai lang chứa chất chống oxy hóa thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, trong đó gồm Bifidobacterium và Lactobacillus, chúng có liên quan sức khỏe đường tiêu hóa và được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Kể cả vỏ khoai lang cũng có nhiều lợi ích trong y học, vỏ màu cam chứa beta-carotene, hợp chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi được hấp thu vào cơ thể. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe đường ruột, tránh tình trạng bị viêm ruột ở trẻ em. Ngoài ra vỏ khoai lang còn tăng cường chức năng hệ miễn dịch, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. Chất anthocyanins còn có thể giúp bảo vệ não bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa tác nhân gây hại từ các gốc tự do. Chưa có nhiều nghiên cứu để đảm bảo khả năng ngăn ngừa bổ ích này, tuy nhiên, đảm bảo khẩu phần ăn dinh dưỡng chứa trái cây, rau quả, chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ tinh thần, trí tuệ sa sút. Dù nhiều tác động tích cực cho cơ thể, nhưng nếu lạm dụng nhiều, khoai lang có thể dẫn đến khả năng tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Không nên ăn nhiều khoai lang, cũng như hạn chế sử dụng đối với người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận. Nguồn: Khoa học và đời sống
Những điều mà các chuyên gia luôn muốn truyền đạt đến bạn để duy trì một cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn và kéo dài tuổi thọ. Hiện nay tốc độ lão hóa của người Việt Nam tương đối nhanh nên đôi khi người ở độ tuổi 30 sớm có các dấu hiệu thể hiện sự già hóa của cơ thể. Riêng với các đối tượng hơn 50 tuổi, thành mạch máu mỏng nên khi chuyển đổi đột ngột từ thế nằm sang thế đứng sẽ gia tăng tốc độ máu nhanh chóng, áp lực lên máu tăng, gây choáng, đau đầu. Để khắc phục, sau khi thức dậy hãy nằm 2-3 phút để tỉnh táo hẵn, chậm rãi ngồi dậy, xê dịch ra mép giường, cuối cùng hãy đứng hẵn lên. Ở bất kỳ độ tuổi nào, chúng ta đều nên duy trì thói quen dậy sớm, ăn sáng và tập luyện cải thiện sức khỏe. Theo Aboluowang, người thường bỏ bữa sáng có nguy cơ cao mắc bệnh tim (khoảng 87% so với người ăn uống điều độ) và nguy cơ đột quỵ gấp 3 lần. Người bỏ bữa sáng thường xuyên có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Thói quen xấu này gây ra kháng insulin cấp tính và gia tăng nồng độ axit béo tự do. Nhiều yếu tố tiêu cực này sẽ khiến bệnh tiểu đường trở nên nguy cấp và chuyển thành nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Điều thường xuyên mắc phải nhất đối với cả người trẻ lẫn lớn tuổi là nhịn đi nhẹ buổi sáng. Thay vì đi ngay sau khi tỉnh lại từ giấc ngủ sâu, điều này cực kỳ có hại cho cơ thể do nước tiểu lưu lại trong bàng quang qua đêm sau khi kết tủa và cô đặc, độ bão hòa canxi bên trong nước tăng lên, nếu nhịn lâu cơ nguy cơ trở thành sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra dễ gây nên thiếu máu cục bộ, dẫn đến giảm sức đề kháng. Theo Đời Sống
Hầu như mọi gia đình đều có ít nhất 1 thiết bị tủ lạnh để giữ đông, bảo quản thực phẩm, đặc biệt là trái cây. Dù vậy, chúng ta vẫn chưa biết chính xác làm thế nào để bảo quản trái cây được lâu nhất có thể, đảm bảo chất lượng và dinh dưỡng của trái cây. Jet Beauté Clinic & Spa sẽ mách bạn cách làm hiệu quả nhất Nhiệt độ Tùy vào mục đích sử dụng mà tủ lạnh sẽ có những lựa chọn nhiệt độ phù hợp. Đối với trái cây, nhiệt độ từ 3 - 90 độ C là sự lựa chọn hợp lý cho hầu hết các loại thực phẩm như trái cây, rau củ. Nhiệt độ này giúp làm chậm quá trình chín, hạn chế hư hỏng nhanh sau khi chín. Sẽ tốt hơn nếu tủ lạnh có ngăn mát để chứa riêng các loại trái cây. Nếu không có thì hãy tìm dụng cụ chứa như hộp, túi zip,... hoặc để tại vị trí thích hợp, cần phrari đảm bảo nhiệt độ duy trì thích hợp. Ngoài ra, không nên đặt trái cây vừa mua vào tủ lạnh ngay, cần để trái cây chín tự nhiên ở nhiệt độ thường trước, sau đó để vào tủ, như vậy sẽ đảm bảo chất lượng của trái cây. Không nên cắt nhỏ Nhiều người có thói quen cắt nhỏ trái cây cho vào tủ lạnh để tiện lợi, có thể mang ra sử dụng khi cần. Điều này giúp tiết kiệm chút ít thời gian nhưng nhanh gây hỏng thực phẩm. Do trái cây có lớp vỏ tự nhiên bảo vệ, nếu mất đi sẽ nhanh chóng hư hỏng và mất đi dinh dưỡng trong thực phẩm. Bọc kín và phân loại để bảo quản Tủ lạnh duy trì độ ẩm ở mức xấp xỉ 65%, trong khi trái cây cần 80-95% độ ẩm để duy trì độ tươi ngon. Do điều kiện trong tủ khá thấp, dẫn đến trái cây nhanh chóng chín và hư hỏng ngay sau đó. Không nên để chung các loại trái cây, thực phẩm vào chung một vị trí, từng loại trái cây sẽ có thời gian chín riêng biệt, nếu xếp chung, rất dễ kích thích các loại trái cây nhanh chín cùng với nhau bởi khí ehylene, dẫn đến hư hỏng đồng loạt, chưa kể đến là những va đập dẫn đến dập, nát. Theo Đời Sống