Không những chứa lượng lớn tinh bột, vitamin và khoáng chất. Khoai lang chứa các hoạt chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại tác hại các bệnh mãn tính. Thực phẩm chứa chất xơ hòa tan và không hòa tan. Một số chất xơ hòa tan lên men bởi vi khuẩn trong đường ruột và hình thành nên hợp chất axit béo chuỗi ngắn cung cấp khả năng hoạt động mạnh mẽ cho lớp niêm mạc ruột giữ cho chúng khỏe mạnh. Việc ăn giàu chất xơ với hàm lượng từ 20-33 gam hàng ngày làm giảm nguy cơ ung thu ruột kết, giúp dễ dàng thải độc và vệ sinh đều đặn hơn. Còn rất nhiều lợi ích khác mà khoai lang có thể mang lại cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoai lang chứa chất chống oxy hóa thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh, trong đó gồm Bifidobacterium và Lactobacillus, chúng có liên quan sức khỏe đường tiêu hóa và được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Kể cả vỏ khoai lang cũng có nhiều lợi ích trong y học, vỏ màu cam chứa beta-carotene, hợp chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A khi được hấp thu vào cơ thể. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe đường ruột, tránh tình trạng bị viêm ruột ở trẻ em. Ngoài ra vỏ khoai lang còn tăng cường chức năng hệ miễn dịch, hỗ trợ tốt cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. Chất anthocyanins còn có thể giúp bảo vệ não bằng cách giảm viêm, ngăn ngừa tác nhân gây hại từ các gốc tự do. Chưa có nhiều nghiên cứu để đảm bảo khả năng ngăn ngừa bổ ích này, tuy nhiên, đảm bảo khẩu phần ăn dinh dưỡng chứa trái cây, rau quả, chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm nguy cơ tinh thần, trí tuệ sa sút. Dù nhiều tác động tích cực cho cơ thể, nhưng nếu lạm dụng nhiều, khoai lang có thể dẫn đến khả năng tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Không nên ăn nhiều khoai lang, cũng như hạn chế sử dụng đối với người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận. Nguồn: Khoa học và đời sống